Top 7 loại tinh dầu hỗ trợ ho
Cùng với triệu chứng cảm lạnh thông thường, bệnh cúm và các vấn đề liên quan đến hô hấp khác như ho khiến bạn khó ngủ vào ban đêm và khiến việc thở không hề dễ dàng. Mặc dù có rất nhiều người mắc bệnh ho mỗi năm, nhưng nhiều người không nhận thức được hiệu quả mang lại từ các biện pháp chữa ho từ tự nhiên. Có một số loại tinh dầu trị ho có đặc tính chống co thắt, tiêu độc, kháng virus và kháng khuẩn. Giống như các loại tinh dầu được khuyến cáo để chữa chứng cảm lạnh, những loại tinh dầu này là một cách an toàn và hiệu quả để điều trị bệnh ho và các triệu chứng khác để đạt được trạng hô hấp tốt hơn.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, thuốc giảm ho không được kê theo đơn thuốc (OTC) không có lợi cho trẻ em và không nên sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi. Hơn thế nữa, lợi ích loại thuốc đó cho người lớn gần như là tối thiểu. Nhiều người chuyển sang dùng codein để giảm ho, nhưng bạn có biết rằng codein là một chất gây nghiện nên có thể dẫn đến việc cai nghiện như các loại thuốc phiện khác khi nó bị lạm dụng quá mức? Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy ở người lớn thì codein và thuốc kháng histamine không có tác dụng điều trị bệnh ho.
Vì vậy, nhiều người đang cảm thấy tuyệt vọng trong quá trình tìm một phương thuốc hiệu quả hơn để chữa bệnh ho của họ. Hãy thử những loại tinh dầu trị ho bên dưới, chúng có tác dụng giải quyết nguyên nhân gây ho, đồng thời loại bỏ bớt chất nhầy, thư giãn cơ bắp và giảm tần suất cơn ho.
Bảy loại tinh dầu tốt nhất chữa bệnh ho
Những loại tinh dầu trị ho này đem lại hiệu quả theo hai cách - chúng giúp khắc phục nguyên nhân gây ho bằng cách tiêu diệt độc tố, virus hoặc vi khuẩn nguyên nhân gây ra những cơn ho và còn có tác dụng làm giảm cơn ho của bạn bằng cách loại bỏ bớt chất nhầy, thư giãn cơ bắp, hệ hô hấp và cung cấp nhiều oxy hơn cho phổi. Bạn có thể sử dụng một trong những loại tinh dầu sau để trị ho hoặc kết hợp các loại tinh dầu đó với nhau.
1.Tinh dầu Bạch đàn
Tinh dầu bạch đàn (hay tinh dầu khuynh diệp) là một loại tinh dầu tuyệt vời để trị ho vì nó hoạt động như một chất kích thích, giúp làm sạch cơ thể khỏi các vi sinh vật và độc tố gây bệnh. Tinh dầu này còn hỗ trợ làm giãn mạch máu và cung cấp nhiều oxy hơn vào phổi, điều này hữu ích khi bạn liên tục ho và khó thở. Thêm vào đó, thành phần chính trong tinh dầu bạch đàn là cineole, có tác dụng kháng vi sinh vật, chống lại nhiều vi khuẩn, virus và nấm.
Cách tốt nhất để sử dụng tinh dầu bạch đàn trị ho là khuếch tán 5 giọt tại nhà, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Tinh dầu bạch đàn cũng có thể được bôi tại chỗ (ngoài da) lên ngực và cổ để giảm mức độ nghiêm trọng của cơn ho, nhưng chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ - thử dùng với 1-2 giọt. Một cách tuyệt vời khác để dùng tinh dầu này và các loại tinh dầu khác để trị ho là chuẩn bị một hỗn hợp tinh dầu tự làm với dầu dẫn ở dạng như dầu cù là/dầu cao: dầu ô liu, dầu dừa, sáp ong và tinh dầu bạc hà, cuối cùng là tinh dầu bạch đàn xanh. Hãy nhớ rằng, tinh dầu bạch đàn không nên áp dụng tại chỗ (ngoài da) cho trẻ em dưới 2 tuổi và khi được dùng cho trẻ, trước tiên hãy thử bôi ở vùng da nhỏ để đảm bảo chúng không gặp phải bất kỳ phản ứng bất lợi nào trên da trẻ.
2. Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà là một loại tinh dầu hàng đầu chữa viêm xoang và ho vì chúng chứa manthol vàc có cả đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Menthol có tác dụng làm mát trên cơ thể, cộng với việc giúp cải thiện luồng khí trong mũi khi bạn bị tắc nghẽn do tắc nghẽn xoang. Tinh dầu bạc hà cũng hỗ trợ giảm khó chịu ở cổ họng khiến bạn bị ho khan. Ngoài ra, tinh dầu này có tác dụng như thuốc chữa ho (trị ho) và chống co thắt.
Nghiên cứu được thực hiện trên người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy tinh dầu bạc hà giúp thư giãn các cơ trơn phế quản và tăng lưu thông khí, đó là lý do tại sao chúng thường được các vận động viên sử dụng để tăng cường hiệu quả tập luyện. Chính những đặc tính trên. góp phần giúp tinh dầu bạc hà giảm mức độ nghiêm trọng của cơn ho, cải thiện nhịp hô hấp và khả năng thở.
Cách tốt nhất để tận dụng nhiều lợi ích của tinh dầu bạc hà trong chữa ho và các bệnh về đường hô hấp là khuếch tán 5 giọt tại nhà hoặc nơi làm việc, hít trực tiếp từ chai hoặc bôi 2- 3 giọt lên ngực, sau gáy và thái dương. Khi sử dụng tinh dầu bạc hà tại chỗ(ngoài da), bạn có thể áp dụng nó riêng lẻ, hoặc kết hợp nó với dầu dừa và tinh dầu bạch đàn để tạo ra một hỗn hợp tuyệt với để thư giãn. Hãy nhớ rằng kiến tha lâu đầy tổ, vì vậy hãy bắt đầu với một vài giọt tinh dầu bạc hà trên da của bạn. Thêm vào đó, đừng để tinh dầu bạc hà quá gần mắt vì nó có thể gây kích ứng. Không sử dụng tinh dầu bạc hà trên da trẻ em dưới 2 tuổi.
3. Tinh dầu hương thảo
Tinh dầu hương thảo có tác dụng hỗ trợ thư giãn trên cơ trơn khí quản, từ đó giúp giảm ho. Giống như tinh dầu bạch đàn, tinh dầu hương thảo có chứa cineole, được chứng minh là làm giảm tần suất ho ở bệnh nhân hen suyễn và viêm mũi họng. Tinh dầu hương thảo cũng có các đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn, vì vậy nó hoạt động như một chất tăng cường miễn dịch tự nhiên.
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Kết quả y học dựa trên cở sở các phương thuốc bổ sung và thay thế (Evidence Based Complimentary and Alternative Medicine) cho thấy một loại thuốc xịt chứa tinh dầu bạch đàn, bạc hà, bạc hà Ý và hương thảo có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh hô hấp trong số 26 người tham gia nhóm điều trị. Bằng cách hít những loại tinh dầu này 5lần/ ngày trong 3 ngày, các nhà nghiên cứu chỉ ra những người tham gia đã cho thấy sự cải thiện lớn ở các triệu chứng bao gồm ho, đau họng và khàn giọng. Chỉ mất 20 phút sau khi hít từ bình xịt tinh dầu mà những người tham gia đã nhận thấy sự cải thiện.
Để sử dụng loại tinh dầu này chữa bệnh, hãy khuếch tán khoảng 5 giọt hoặc kết hợp 2 giọt với nửa muỗng cà phê dầu dừa và xoa lên ngực. Tinh dầu hương thảo không nên dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi và nó không an toàn cho phụ nữ mang thai.
4. Tinh dầu chanh Lemon
Tinh dầu chanh Lemon được biết đến với khả năng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ dẫn lưu hệ bạch huyết, giúp bạn vượt qua cơn ho và cảm lạnh nhanh chóng. Nó có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và kháng viêm, làm cho chúng trở thành một công cụ tuyệt vời để hỗ trợ khả năng miễn dịch khi bạn điều trị bệnh liên quan đến vấn đề hô hấp. Tinh dầu chanh Lemon cũng có lợi cho hệ bạch huyết của bạn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mối đe dọa bên ngoài, bằng cách cải thiện lưu lượng máu và giảm sưng trong các hạch bạch huyết.
Có một vài cách để dùng tinh dầu chanh Lemon để giảm ho. Bạn có thể khuếch tán 5 giọt tinh dầu này tại nhà hoặc nơi làm việc, và thậm chí thêm nó vào tinh dầu bạch đàn trong bộ khuếch tán. Bạn cũng có thể kết hợp khoảng 2 giọt tinh dầu chanh Lemon với một nửa muỗng cà phê dầu dừa và xoa hỗn hợp trên lên cổ để giúp lưu thông hệ bạch huyết.
Để sử dụng tinh dầu chanh Lemon theo đường nội bộ, thêm 1 giọt tinh dầu chất lượng cao và tinh khiết này vào nước ấm với mật ong hoặc một ly nước. Trong nỗ lực để làm giảm cơn ho, bạn phải nên nghĩ đến những nguyên nhân đầu tiên gây nên chứng ho. Sử dụng tinh dầu chanh Lemon để tiêu diệt độc tố hoặc vi khuẩn trong nhà một cách rất hữu ích, vì vậy hãy tự làm sản phẩm làm sạch tự nhiên theo phương pháp sau: thêm khoảng 20 giọt tinh dầu chanh tây vào một bình xịt chứa đầy nước và một ít giấm trắng. Sử dụng bình xịt này để làm sạch các bề mặt vật dụng trong nhà, đặc biệt là nhà bếp và phòng tắm của bạn.
5. Tinh dầu bạc hà Ý Oregano
Hai hoạt chất trong tinh dầu bạc hà Ý Oregano là thymol và carvacrol, cả hai đều có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm mạnh mẽ. Nghiên cứu chỉ ra rằng vì khả năng kháng khuẩn của chúng nên tinh dầu bạc hà Ý được dùng như là một loại thuốc tự nhiên thay thế cho thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh về đường hô hấp. Tinh dầu bạc hà Ý Oregano cũng có tác dụng chống virus, và vì nhiều vấn đề về hô hấp thực sự do virus chứ không phải là vi khuẩn, điều này có thể đặc biệt có lợi cho việc làm giảm các nguyên nhân gây ra cơn ho.
Để sử dụng tinh dầu bạc hà Ý Oregano chữa ho, hãy khuếch tán 3-5 giọt tinh dầu này tại nhà hoặc nơi làm việc. Bạn cũng có thể kết hợp 2 giọt tinh dầu bạc hà Ý Oregano với dầu dẫn (như dầu dừa) và bôi nó lên ngực, lưng, cổ hoặc dưới chân của bạn. Để tiêu diệt các loại vi khuẩn dẫn đến ho, hãy thêm 1 -2 giọt vào một cốc nước và uống 2lần/ ngày. Vì dung tinh dầu bạc hà Ý Oregano theo đường nội bộ có thể tương tác với một số loại thuốc, tôi khuyên bạn nên hói ý kiến bác sỹ của bạn trước khi sử dụng. Một lưu ý nữa là nên dùng tinh dầu bạc hà Ý Oregano theo đường nội bộ tối đa trong 2 tuần thôi.
Chưa có đủ nghiên cứu để khẳng định rằng sử dụng tinh dầu bạc hà Ý Oregano là an toàn trong thai kỳ, vì vậy tôi khuyên bạn nên thận trọng và hỏi ý kiến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn trước. Ngoài ra, lưu ý: không nên dùng tinh dầu bạc hà Ý Oregano theo đường nội bộ cho trẻ em dưới 5 tuổi. Để sử dụng tinh dầu bạc hà Ý cho trẻ em, chỉ cần pha loãng 1 giọt với một muỗng cà phê dầu dừa hoặc dầu ô liu và chà vào lòng bàn chân.
6. Tinh dầu tràm trà Tea Tree
Theo những báo cáo trước kia về việc sử dụng tràm trà (hay cây melaleuca), là khi người Bundjalung ở miền bắc Australia nghiền nát lá và hít chúng để trị ho, cảm lạnh và chữa lành vết thương. Một trong những lợi ích của tinh dầu tràm trà Tea Tree được nghiên cứu nhiều nhất là đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, mang lại khả năng tiêu diệt vi khuẩn xấu gây ra các vấn đề về hô hấp. Tinh dầu tràm trà Tea Tree cũng hoạt động chống virus, làm cho chúng trở thành một công cụ hữu ích để khắc phục nguyên nhân gây ho và có tác dụng như chất khử trùng tự nhiên. Trên hết, tinh dầu tràm trà Tea Tree có tính sát trùng và có mùi hương tiếp thêm sinh lực giúp làm giảm nghẹt mũi, chữa ho và các triệu chứng hô hấp khác.
Để sử dụng tinh dầu tràm trà Tea Tree trị ho, hãy khuếch tán 5 giọt tinh dầu này tại nhà hoặc nơi làm việc, hít trực tiếp từ chai hoặc pha loãng 1- 2 giọt với một nửa muỗng cà phê dầu dừa và xoa lên ngực và sau gáy. Tinh dầu tràm trà Tea Tree không được sử dụng theo đường nội bộ và không nên sử dụng khi mang thai.
7. Tinh dầu nhũ hương Frankincense
Nhũ hương Frankincense (từ cây của các loài Boswellia) theo dân gian được cho rằng là có tác dụng tích cực đối với hệ hô hấp; Theo truyền thống, nó được sử dụng để hít hơi, tắm cũng như massage để giảm ho, ngoài ra còn có tác dụng giảm viêm, viêm phế quản và hen suyễn. Tinh dầu nhũ hương được cho là có tác động nhẹ và thường được hấp thụ tốt trên da, nhưng lưu ý, luôn luôn pha loãng với dầu dẫn.
Lưu ý: phòng ngừa
Điều quan trọng là tinh dầu trị ho phải là loại tinh dầu trị liệu 100%, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng tinh dầu theo đường nội. Bạn cũng nên tìm hiều về độ an toàn của các loại tinh dầu, đặc biệt khi đang mang thai, chăm sóc trẻ hoặc dự định sử dụng các loại tinh dầu theo đường nội bộ.
Trong số 7 loại tinh dầu trị ho, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu hương thảo và tinh dầu tràm trà không nên được sử dụng trong thai kỳ. Nếu bạn đang mang thai và dự định sử dụng tinh dầu bạc hà Ý, hãy thận trọng và hỏi ý kiền nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn trước. Khi dùng các loại tinh dầu trị ho để làm dịu cơn ho cho các con của bạn, tốt nhất là nên khuếch tán tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà, tinh dầu chanh, tinh dầu bạc hà Ý và tràm cách xa bọn trẻ. Nếu bạn sử dụng các loại tinh dầu này trên da bọn trẻ, hãy luôn dùng với một loại dầu dẫn và chỉ lấy một lượng rất nhỏ tinh dầu. Thêm vào đó, hãy thử kiểm chứng trên vùng da nhỏ trước nhé.
Những điểm chính nên lưu ý
- Chứng ho có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, gây khó khăn cho bạn khi làm việc vào ban ngày và khả năng gây khố thở. Nhiều người chuyển sang dùng thuốc giảm ho không kê đơn, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra chúng không có lợi cho trẻ em và thậm chí lợi ích mang lại cho người lớn là rất ít.
- Thay vào đó, sử dụng tinh dầu trị ho là cách an toàn, chi phí thấp và mang lại hiệu quả làm giảm các triệu chứng và giải quyết nguyên nhân gây ho.
Sưu tầm & Biên Soạn Bởi Familycare24h