Không chỉ có công dụng giải khát, các loại thức uống làm từ sả còn có công năng giải độc, ngừa ung thư, thư giãn tinh thần.
Cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trông khắp cả nước, trong các gia đình.
Tác dụng của sả đối với sức khỏe
Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100 g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene - những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Giúp tiêu hóa tốt
Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.
Giải độc
Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric. Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén
Có lợi cho hệ thần kinh
Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) ...
Giảm huyết áp
Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
Làm đẹp da
Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.
CÔNG THỨC NƯỚC UỐNG TỐT CHO SỨC KHỎE TỪ SẢ
1 quả chanh, 1/2 nhánh sả, một ít lá húng quế, 200ml nước, 15gr đường, đá.
Cách làm:
Rửa sạch húng quế và sả rồi bỏ vào giã dập, pha nước chanh như bình thường. Sau đó, hòa hai thứ vào với nhau và lọc lấy nước trong rồi thêm đá
Nguyên liệu (cho 2 tách trà):
+1 cây sả khô (bạn có thể dùng sả tươi)
+1 nhánh gừng nhỏ: cạo vỏ và bào nhuyễn
+1/2 quả chanh tươi
+Vài mẩu quế
+Vài mẩu đinh hương
+Ít hạt bạch đậu khấu
+1 muỗng cà phê mật ong
+2 bát nước lọc
Cách làm
Bước 1: Dùng nồi nấu trà đun nóng 2 bát nước. Sau đó cho nhánh sả khô vào cùng gừng, ít mẩu quế, ít mẫu đinh hương, ít hạt bạch đậu khấu và đun sôi.
Bước 2: Sau khoảng 10 phút đun trà, bạn đem trà đi lọc qua một chiếc lưới và lấy nước trong lọc được rót vào cốc trà.
Bước 3: Vắt ít nước cốt chanh vào và khuấy đều với một muỗng mật ong
Lưu ý khi uống thức uống từ sả:
Để mang lại tác dụng tốt nhất, nên uống vào buổi sáng và uống nhiều nước trong ngày.
Trà sả, nước chanh sả gây kích thích co thắt tử cung nên không thích hợp cho phụ nữ mang thai.
Người có vấn đề về thận hoặc gan nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà sả.
Mia Trần