- THÔNG TIN CHUNG
Nếu bạn đã từng thích mùi hương của một bông hồng, là bạn đã trải nghiệm những đặc tính hương thơm của tinh dầu. Những hợp chất thơm thiên nhiên, nhẹ nhàng và dễ bay hơi này được tìm thấy trong hạt, vỏ cây, thân, rễ, hoa và các bộ phận khác của thực vật. Chúng có thể vừa đẹp vừa mạnh mẽ. Tinh dầu tạo ra hương thơm của các loài cây, bảo vệ chúng và đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn. Ngoài những lợi ích thực chất với cây cỏ và hương thơm tuyệt vời của mình, các loại tinh dầu từ lâu đã được sử dụng trong những món ăn, chăm sóc sắc đẹp và thực hành chăm sóc sức khỏe.
Nhưng nói chính xác thì một hợp chất thơm dễ bay hơi là gì? Một cách ngắn gọn, các hợp chất này là các phân tử hữu cơ nhỏ có xu hướng thay đổi nhanh chóng từ trạng thái rắn hoặc lỏng thành khí ở nhiệt độ phòng. Chúng được gọi là dễ bay hơi vì chúng thay đổi trạng thái nhanh chóng. Khi lần đầu tiên bạn mở một chai tinh dầu, bạn ngay lập tức nhận thấy rằng mùi thơm rất mạnh và bạn có thể ngửi thấy nó ngay cả khi ở một khoảng cách tương đối xa. Các tính chất vật lý và hóa học của các hợp chất thơm dễ bay hơi khiến cho tinh dầu có khả năng lan tỏa nhanh chóng trong không khí và tương tác trực tiếp với các cảm biến khứu giác trong mũi. Những đặc tính độc đáo này giúp tinh dầu trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng ví dụ như phương pháp aromatherapy (liệu pháp mùi hương) - sử dụng các hợp chất này từ thực vật để giúp duy trì một cơ thể và tâm trí khỏe mạnh – và còn có nhiều các ứng dụng khác. Mỗi loại hợp chất thơm dễ bay hơi này xác định mùi thơm đặc trưng của dầu và những lợi ích mà nó cung cấp.
Hơn 3.000 loại hợp chất thơm dễ bay hơi như thế đã được xác định cho đến nay. Tính chất của khác biệt tùy vào loại cây, họ của chúng, và từ loài này sang loài khác. Thành phần tinh tế riêng biệt của mỗi loại tinh dầu tạo nên sự độc đáo cũng như những ích lợi khác nhau mà chúng riêng có. Ngay cả với tinh dầu nguyên chất, thành phần của chúng có thể thay đổi tùy theo thời gian trong ngày, mùa, vị trí địa lý, phương pháp và thời gian chưng cất, năm phát triển và thời tiết, làm cho mỗi bước của quá trình sản xuất trở thành yếu tố quyết định quan trọng chất lượng của sản phẩm tinh dầu.
Tinh dầu có thể được sử dụng cho một loạt các ứng dụng chăm sóc sức khỏe, tinh thần và thể chất. Chúng có thể được sử dụng như các loại tinh dầu đơn hoặc tinh dầu hỗn hợp tùy thuộc vào trải nghiệm và lợi ích mà người dùng mong muốn. Vậy ta cùng tìm hiểu kỹ hơn một chút nhé.
A. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT TINH DẦU
1. Ép lạnh
Ép lạnh là phương pháp thường được dùng để chiết xuất tinh dầu từ vỏ quả, vật liệu thực vậy dễ dàng giải phóng được các thành phần thơm. Tinh dầu ép lạnh có mùi thơm tươi mới và có màu sáng như: tinh dầu vỏ bưởi Grapefruit,…
Tinh dầu ép lạnh được coi là cao cấp nhất trong các loại tinh dầu. Vì quá trình ép lạnh không dùng nhiệt, nên tinh dầu giữ lại được hàm lượng mùi thơm chính xác của thực vật. Tuy nhiên, quá trình ép lạnh này không thích hợp để chiết xuất nhiều loại tinh dầu.
Trước đây, người ta sẽ ép trái cây bằng miếng bọt biển, sau đó ép miếng bọt biển để lấy dầu. Ngày nay, tinh dầu được ép lạnh bằng quá trình cơ học và được tách ra từ hỗn hợp nước ép dầu.
2. Chưng cất hơi nước
Tinh dầu từ lá, hoa, rễ, và vỏ cây thường được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Tinh dầu oải hương Lavender, tinh dầu hoa hồng Rose, tinh dầu bạc hà Peppermint, tinh dầu đàn hương,…đều được chiết xuất bằng cách này.
Chưng cất hơi nước là quá trình hơi nước đi qua các nguyên liệu trong một bình chứa kín. Tinh dầu dễ bay hơi hơn cùng với hơi nước và đi qua lỗ thông hơi vào trong một buồng ngưng tụ. Ở đây cả hơi nước và tinh dầu đều chuyển thành dạng lỏng và phân tách riêng do tính chất.
Hầu hết các loại tinh dầu đều nhẹ hơn nước, vì vậy chúng nổi lên trên và được tách ra. Ngoài ra, còn có một số ngoại lệ khác như tinh dầu đinh hương,… chúng nặng hơn nước và tạo thành lớp dưới cùng.
Mặc dù nguyên liệu được làm nóng trong quá trình chưng cất hơi nước, nhưng không bị đun nóng đến điểm sôi riêng của chúng. Các thành phần dễ bay hơi đều có điểm sôi riêng có thể cao hơn nhiều với điểm sôi của nước. Vì vậy tinh dầu chiết xuất bằng hơi nước được xem là tinh dầu chất lượng chỉ sau tinh dầu ép lạnh.
3. Dung môi chiết xuất
Dung môi chiết xuất là một quá trình hóa học, nơi một dung môi thích hợp được sử dụng để liên kết với các tinh dầu dễ bay hơi trong nguyên liệu. Dung môi này sau đó được tách ra khỏi hỗn hợp, để có được tinh dầu.
Rượu đã là dung môi truyền thống để chiết xuất tinh dầu vì nó phổ biến, dễ bay hơi để lại tinh dầu nguyên chất. Các quy trình chiết xuất tinh dầu hiện nay sử dụng một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác như axeton, propan, và hexane. Khả năng của các hóa chất này để lại dư lượng chất độc hại rất đáng nghi ngờ vì vậy tinh dầu chiết xuất bằng dung môi không được sử dụng để điều trị.
B. TÁC DỤNG CỦA TINH DẦU VỚI SỨC KHỎE
- Tinh dầu là gì? – Tác dụng của tinh dầu với sức khỏe và làm đẹp.
Lối sống hiện đại với nhiều điều ảnh hướng đến sức khỏe. Đại diện như: thiếu tập thể dục, ăn uống kiêng khem, các chất độc hại ngày càng nhiều hơn,… chúng khiến cơ thể mất cân bằng. Tinh dầu giúp truyền cảm hứng, năng lượng thiết yếu để phục hồi sự cân bằng của cơ thể, giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn sẽ cảm giác hồi sinh mỗi ngày dựa vào các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, dưỡng chất có trong tinh dầu.
Điều bạn cần làm là chọn mua tinh dầu chất lượng ở một thương hiệu tinh dầu uy tín. Vì nếu sử dụng phải loại tinh dầu không tinh khiết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng trong thời gian dài.
2. Liệu pháp sử dụng tinh dầu trong chăm sóc sức khỏe:
Xông: nhỏ vài giọt tinh dầu nguyên chất vào đèn xông tinh dầu, máy khuếch tán tinh dầu HCM. Đây là cách để lan tỏa tinh dầu đơn giản, hiệu quả.
Massage: tinh dầu pha loãng với dầu nền tỉ lệ từ 1%-5% để massage giúp giảm mệt mỏi, đau nhức cơ thể, tăng tuần hoàn… tốt cho sức khỏe.
Hít: nhỏ lên khăn cotton, ống hít cá nhân 3 đến 5 giọt tinh dầu để hít giúp thông mũi, giảm các triệu chứng cảm, tăng sức đề kháng,…
Xịt: pha tinh dầu với nước / cồn y tế 70-90 độ để xịt quanh phòng. Vì tinh dầu chỉ tan trong cồn và dầu nền, không tan trong nước nên cần lắc đều trước khi xịt.
C. TÁC DỤNG CỦA TINH DẦU VỚI LÀM ĐẸP
Tinh dầu được ứng dụng nhiều trong việc làm đẹp chăm sóc da, tóc bằng liệu pháp tự nhiên. Tinh dầu thẩm thấu tốt qua da, hấp thu trực tiếp qua màng tế bào. Chúng làm chậm quá trình lão hóa, dưỡng mềm trắng da, nuôi dưỡng mái tóc,…
Vì tinh dầu có đặc tính mạnh hơn thực vật gấp 50-100 lần, dễ gây kích ứng khi dùng trực tiếp lên da. Nên tinh dầu cần pha loãng với dầu nền trước khi sử dụng. Đặc biệt bạn nên dùng thử ở một vùng da nhỏ, tránh vùng da nhạy cảm và quan sát trong 24h.
Một số tinh dầu có công dụng làm đẹp: tinh dầu hoa hồng, tinh dầu Oải hương Lavender, tinh dầu trà xanh Green Tea, tinh dầu phong lữ Geranium, tinh dầu ngọc lan tây Ylang Ylang, …
- Liệu pháp sử dụng tinh dầu để làm đẹp:
Massage: pha 1 giọt tinh dầu nguyên chất vào 30 giọt dầu nền (dầu dừa, jojoba, hạnh nhân..). Dùng xoa bóp da, da đầu để dưỡng mềm da, chống lão hóa da và chăm sóc tóc hiệu quả.
Bôi trực tiếp: với một số loại tinh dầu như tinh dầu tràm trà Tea Tree, tinh dầu oải hương Lavender,.. được dùng để chấm trực tiếp lên nốt mụn, vết muỗi cắn.
Xông mặt: dùng nước nóng tầm 70 độ để xông mặt, kết hợp với tinh dầu